Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009

Cuối Đời Nhà Tiền Lê - Lý Công Uẩn

Mời bấm vào "play" để nghe trực tiếp tại đây:


Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Cuối Đời Nhà Lê và Lý Công Uẩn - Lý Thái Tổ

Ngược Dòng Lịch Sử - Bài 18

Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện



Theo sử sách sử thì Ngọa Triều tính hiếu sát, thường thiêu sống, dìm nước hay dùng dao cùn mà tùng xẻo tù nhân; sư sãi vốn có thế lực rất lớn đối với chính sự, nhưng Ngọa triều từng sai người róc mía trên đầu nhà sư Quách Ngang để làm trò cười; lại nuôi nhiều bọn hề làm trò khôi hài trong triều để làm loạn lời tâu việc của các quan.

Nhà Tiền Lê truyền được tất cả 29 năm, gồm 3 đời vua. Lê Đại Hành là người có công chống quân Tống năm 981 và bình định Chiêm Thành, mở mang bờ cõi về phía Nam. Tiếc rằng trong 24 năm làm vua ông không sửa soạn cho người kế vị ông nên tạo ra cảnh các ngườì con tranh giành, giết lẫn nhau để tranh ngôi Vua, làm cho nước nhà lọan lạc.
Hai đời vua sau kéo dài thêm 5 năm nữa, đầy rẫy những sự tranh dành, lọan lạc và dân chúng đã chán ngán. Do đó khi Lê Ngọa Triều mất,
Lý Công Uẩn đã được tôn lên làm vua, lập ra nhà Lý, một triều đại hưng thịnh nhất trong lich sử Việt Nam.

Nhà Tiền Lê - Lê Đại Hành

Mời bấm vào "play" để nghe âm thanh trực tiếp:

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA



Lê Đại Hành Hoàng Đế

Ngược Dòng Lịch Sử - Bài 17

Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện






Lê Hoàn lên làm vua lấy hiệu là Lê Đại Hành Hoàng Đế . Ông là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê, trị vì từ 980 đến 1005.

Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong việc chống quân Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009

Đinh Bộ Lĩnh - Đinh Tiên Hoàng Đế

Đinh Bộ Lĩnh - Đinh Tiên Hoàng Đế

Ngược Dòng Lịch Sử - Bài 16

Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


http://haokhidienhong.com/nguocdonglichsu/dinhbolinhdinhtienhoang.html



Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:

“ Đinh Tiên Hoàng mồ côi cha từ bé, mẹ họ Đàm đưa gia thuộc vào ở cạnh đền sơn thần trong động. Vào tuổi nhi đồng, Ông thường cùng bọn trẻ con chăn trâu ngoài đồng. Bọn trẻ tự biết kiến thức không bằng Ông, cùng nhau suy tôn làm trưởng. Phàm khi chơi đùa, thường bắt bọn chúng chéo tay làm kiệu khiêng và cầm hoa lau đi hai bên để rước như nghi trượng thiên tử. Ngày rỗi, thường kéo nhau đi đánh trẻ con thôn khác, đến đâu bọn trẻ đều sợ phục, hàng ngày rủ nhau đến phục dịch kiếm củi thổi cơm. Bà mẹ thấy vậy mừng lắm, mổ lợn nhà cho chúng ăn. Phụ lão các sách bảo nhau: "Đứa bé này khí lượng như thế ắt làm nên sự nghiệp, bọn ta nếu không theo về, ngày sau hối thì đã muộn Từ đấy ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre, gọi là Vạn Thắng Vương.”



Nhà sử học Lê Văn Hưu nhận xét:

"Tiên Hoàng nhờ có tài năng sáng suốt hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời, đương lúc nước Việt ta không có chủ, các hùng trưởng cát cứ, một phen cất quân mà mười hai sứ phục hết. Vua mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng Đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ, có lẽ ý Trời vì nước Việt ta mà sinh bậc thánh triết..."


Nhà sử học Ngô Sĩ Liên nhận xét:

"Vận trời đất, bí rồi ắt thái, Bắc Nam đều cùng một lẽ ấy. Thời Ngũ đại bên Bắc triều Trung Quốc suy loạn rồi Tống Thái Tổ nổi lên. Ở Nam triều nước ta, 12 sứ quân phân chia quấy nhiễu, rồi Đinh Tiên Hoàng nổi lên. Không phải là ngẫu nhiên mà do vận trời vậy."


Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú) nhận xét:

"Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội... đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ, sách phong của Trung Quốc mới cho đứng riêng là một nước"