Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2009

Nhà Lý: Hậu duệ Hoàng tử Lý Long Tường và Phật Giáo đời nhà Lý

Mời click vào tựa bài hay bấm vào play để nghe trực tiếp

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Nhà Lý:
Hậu duệ Hoàng tử Lý Long Tường - Phật Giáo đời nhà Lý
và cuộc triển lãm đồ cổ ViệtNam tại Houston


Chân thành cảm tạ:
* Bác Lê Thu đã cho tài liệu về nhà Lý ở Đại Hàn
* Các anh chị em đã viết và trình bày ca khúc Viễn Khúc Việt Nam
* Diễn Đàn Đặc Trưng

*****

Theo Sử gia Trần Gia Phụng thì Hoàng tử Lý Long Tường sống vào thế kỷ 13 và là con thứ của vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175), em của vua Lý Cao Tông (trị vì 1176-1210), và là chú của vua Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224). Những bộ chính sử như " Đại Việt Sử ký Toàn thư" , " Khâm định Việt sử" , " Thông giám Cương mục" hoàn toàn không viết về Lý Long Tường, và có thể không biết có Lý Long Tường trong lịch sử. Chỉ vào nửa sau cuả thế kỷ 20, khi hậu duệ cuả Hoàng tử Lý Long Tường về Việt Nam tìm hiểu nguồn cội tổ tiên, thì chúng ta mới biết đến vị hoàng tử nhà Lý mà thôị. Lý Long Tường có thể được xem là một trong những "Ông Tổ" vượt biên vì lý do chính trị đầu tiên cuả người Việt Nam.

Lý Long Tường vượt biên vì lý do chính trị... Năm 1225, Trần Thủ Độ tổ chức đảo chánh một cách khôn khéo, lật đổ nhà Lý, đưa cháu là Trần Cảnh lên ngôi tức Trần Thái Tông (trị vì 1225-1258), lập ra nhà Trần (1225-1400). Sau cuộc đảo chánh không đổ máu, thì đến cuộc tàn sát đổ máụ Trần Thủ Độ đưa ra 3 biện pháp để tiêu diệt họ Lý: thứ nhất buộc con cháu nhà Lý đổi qua họ Nguyễn, thứ nhì đày con cháu nhà Lý lên vùng núi non biên giới phía bắc, và thứ 3 tàn sát con cháu nhà Lý.
Vì sự ngược đãi của Trần Thủ Độ, con cháu nhà Lý bỏ trốn, trong đó có Lý Long Tường. Ông ra đi không phải để cầu viện hay tìm cách khôi phục nhà Lý, mà chỉ để bảo toàn sinh mạng và để lo việc thờ cúng tổ tiên. Tấm bia ghi lại công nghiệp của Lý Long Tường còn lưu lại hiện nay ở Thụ Hàng Môn (Bắc Cao Ly), có ghi như sau: " Năm bính tuất [1226], niên hiệu Bảo Khánh (đời Tống) trong nước có loạn, việc thờ cúng tổ tiên ở nhà Tông miếu bị huỷ bỏ, ông là chú vua, khóc ở miếu Nam Bình, rồi đem đồ tế khí ở bàn thờ tổ tiên, chạy về hướng đông."
...

Phật giáo trở thành quốc đạo phát triển tới mức như sử gia Lê Văn Hưu đã viết:
"... nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa chiền..."

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2009

Nhà Lý - Lý Long Tường - "Ông Tổ Tỵ Nan"

Mời click vào tưạ bài bên trên để nghe hay click vào play để nghe trực tiếp

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Ngược Dòng Lịch Sử - Bài 24

Nhà Lý - Lý Long Tường và Lý Long Hiền


Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện

***

Giới thiệu Ca khúc Viễn Khúc Việt Nam

Nhạc và Lời: Hàn Lệ Nhân

Lê Như - Tố Lan - Vy Anh - Hoàng Đan trình bày.


...


Năm 1226, để bảo toàn tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên, Lý Long Tường đã mang đồ thờ cúng, vương miện, áo long bào và thanh Thượng phương bảo kiếm truyền từ đời Vua Lý Thái Tổ cùng sáu ngàn gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội. Sau một tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền gặp bão lớn phải ghé vào Đài Loan. Khi Lý Long Tường quyết định lên đường thì con trai là Lý Long Hiền ốm nặng nên phải ở lại cùng 200 gia thuộc. Trên đường đi tiếp, đoàn thuyền bị bão dạt vào Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải, trên bờ biển phía tây Cao Ly (gần Pusan ngày nay). Tương truyền rằng trước đó Vua Cao Tông của Cao Ly nằm mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lên, vì vậy ông lệnh cho chính quyền địa phương tiếp đón ân cần, và đồng ý cho Lý Long Tường ở lại dung thân.

Tại đây Lý Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi. Ông cho mở Độc thư đường dạy văn (thi phú, lễ nhạc, tế tự) và Giảng võ đường dạy võ (binh pháp, võ thuật). Học trò theo học rất đông.

Ông Lý Long Tường có rất nhiều công trạng bảo vệ Đại Hàn chống lại 2 cuộc xâm lăng của quân Nguyên.

Năm 1232, Đại hãn Oa Khoát Đài đem quân tiến đánh Cao Ly bằng hai đường thủy bộ. Về đường thủy, quân Nguyên Mông vượt biển tiến đánh Hoàng Hải nhưng bị Lý Long Tường lãnh đạo tướng sĩ, gia thuộc và quân dân địa phương đẩy lui. Khi ra trận, ông thường cưỡi ngựa trắng đôn đốc quân sĩ, nhân dân gọi ông là Bạch Mã Tướng quân.

Năm 1253, Đại hãn Mông Ca lại đem quân đánh Cao Ly lần thứ hai. Quân Nguyên Mông do Đường Cơ chỉ huy tấn công Hoàng Hải cả đường thủy lẫn đường bộ. Lý Long Tường lãnh đạo quân dân trong vùng chống trả quân Nguyên Mông suốt 5 tháng ròng. Sau chiến công này, Vua Cao Ly đổi tên Trấn Sơn thành Hoa Sơn, phong Lý Long Tường làm Hoa Sơn Tướng quân. Nơi quân Nguyên Mông đầu hàng gọi là Thụ hàng môn và Vua Cao Ly cũng cho lập bia tại đây để ghi công

Khi mất, ông được chôn tại chân núi Di Ất, gần Bàn Môn Điếm bây giờ. Thời gian sống ở Hoa Sơn, Lý Long Tường thường lên đỉnh núi ngồi trông về phương Nam mà khóc, nơi ấy gọi là Vọng quốc đàn.


Một điều rất đặc biệt là trong khoảng năm 1232 đến 1253, quân Mông Cổ chiếm gần hết Âu Châu và Á Châu. Đoàn quân xâm lăng này chỉ bị dừng lại ở Việt Nam và Triều Tiên, tức là Đại Hàn bây giờ. Điều thú vị và rất hãnh diện của dân tộc Việt Nam. là ở Việt Nam, quân Nguyên đại bại dưới tay Trần Hưng Đạo mà chúng ta sẽ học trong vài kỳ tới và ở Cao Ly, quân Nguyên bị bại dưới tay Lý Long Tường, 2 chiến tuyến khác nhau và 2 vị tướng Việt Nam tài giỏi nhưng cùng một giòng máu Lạc Hồng



"Chúng ta có quyền tin rằng dù hiện tại nước nhà có sao đi nữa, những người Cộng Sản có muốn bán nước cho Tầu để hưởng phú quý nhất thời, Việt Nam ta cuối cùng sẽ được độc lập, tự do dân chủ thoát khỏi cuộc xâm lăng âm thầm hay ào ạt của quân Tầu."

.
.

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2009

Nhà Lý - Văn Hoá, Nghệ Thuật, Kiến Trúc

Mời click vào tựa bài để nghe âm thanh hay click vào play để nghe trực tiếp

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Ngược Dòng Lịch Sử

Bài 23 : Văn Hoá, Nghệ Thuật, Kiến Trúc Thời Nhà Lý

Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện



Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng mà gây được một ấn tượng về khí phách phi thường: đó là tờ Chiếu dời đô, bài văn Lộ Bố và bài thơ Nam quốc sơn hà. Trong thời Lý thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội các sách vở đã bị hư hại nhiều, đặc biệt là chủ trương phá hủy văn hóa của nhà Minh thời kỳ đô hộ Đại Việt đã làm hầu hết chứng tích văn hóa thời này không còn. May mà một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của thời này.
Tác phẩm đặc sắc thời này là Thiền Uyển Tập Anh, ghi lại hành trạng của 68 vị thiền sư, cùng 77 bài thơ, bài kệ. Một số tác giả thời này như thiền sư Viên Chiếu, thiền sư Không Lộ và Hoàng Thái hậu Ỷ Lan cũng được xếp trong hàng ngũ tác gia với bài kệ "Sắc không".

Nhà Lý chấm dứt,kéo dài 216 năm với 9 đời vua.

Năm 1226, một hoàng tử nhà Lý là Lý Long Tường (con vua Anh Tông) đi theo đường biển chạy sang nước Cao Ly, được vua nước này thu nhận và trở thành Hoa Sơn tướng quân nước Cao Ly. Sau này, Lý Long Tường trở thành ông tổ của một dòng họ Lý ngày nay tại Đại Hàn.

Câu chuyện di tản của Lý Long Tường cũng rất kỳ thú, ít người biết đến. Nhưng Lý Long Tường là người đóng một vai trò quan trong trong lịch sử nước Triều Tiên, tức Đại Hàn bây giờ ....