Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2010

Trận Ngọc Hồi - Đống Đa - Chiến thắng Kỷ Dậu

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Trận Ngọc Hồi - Đống Đa - Chiến thắng Kỷ Dậu

Chương trình đặc biệt Mùng 3 Tết Canh Dần 2010
NDLS do Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện

Nguồn


Trận Ngọc Hồi - Đống Đa (hay Chiến thắng Kỷ Dậu) là tên gọi do các nhà sử học Việt Nam dành cho loạt trận đánh chống ngoại xâm thắng lợi của nước Đại Việt thời Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo vào đầu năm Kỷ Dậu 1789, đánh tan, hàng vạn quân Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy - kéo sang do sự cầu viện của vua Chiêu Thống nhà Hậu Lê

Trận Ngọc Hồi - Đống Đa khẳng định sự tồn tại của nước Đại Việt trước hoạ xâm lược, chấm dứt sự tồn tại của nhà Hậu Lê.

Những Danh tướng đời nhà Trần - Phần II

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Những Danh tướng đời nhà Trần - Phần II

Trần Bình Trọng, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản

Nguồn

Trần Bình Trọng (1259 - 1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương

.

Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư ( ?-1340) là võ tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Được thừa hưởng tước hầu từ người cha Thượng tướng Nhân Huệ Hầu Trần Phó Duyệt. Sau này khi được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi ông mới được hưởng tước Nhân Huệ Vương. Ông nổi tiếng về tài cầm quân và đã góp công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà nước Đại Việt

.

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Những Danh tướng đời nhà Trần - Phần I

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe


Những Danh tướng đời nhà Trần -Phần I


Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật

NDLS do Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện

Nguồn

Trần Quang Khải

Trần Quang Khải 1241–1294), con thứ ba của Trần Thái Tông, là đại tướng đời nhà Trần, làm đến chức Tướng quốc đời Trần Thánh Tông, coi cả mọi việc trong nước. Sang đời Trần Nhân Tông, năm Thiệu Bảo tứ tư, khi quân Nguyên xâm lăng bờ cõi nước Nam, ông được phong chức Thượng tướng Thái sư, lãnh binh trấn giữ mặt Nam đất Nghệ An, lập công lớn tại Chương Dương Độ. Khi dẹp tan quân Nguyên, triều đình xét công, ông đứng vào bậc nhất.

Trần Quang Khải được người dân Việt Nam lập đền thờ ở một số nơi; như tại đình làng Phương Bông, ngoại thành thành phố Nam Định. Tại Phương Bông cũng lưu lại điệu múa "bài bông" được người dân ở đây cho là khởi xướng bởi Trần Quang Khải trong tiệc "thái bình diên yến" do Trần Nhân Tông tổ chức sau khi chiến thắng quân Nguyên.[3]

****

Trần Nhật Duật

Trần Nhật Duật nổi tiếng hiểu nhiều biết rộng. Ngoài việc thông thạo nhiều ngoại ngữ, ông còn có sự hiểu biết sâu rộng về các nước láng giềng. Học tiếng Tống và tiếng Chiêm Thành, Nhật Duật chẳng những sử dụng thành thạo các ngôn ngữ ấy mà còn am hiểu nhiều mặt của các nước đó, kể cả phong tục tập quán của họ. Đối với các dân tộc trong nước, Nhật Duật không những hiểu tiếng mà còn hiểu cả tâm lý của các dân khác.

Ngoài 20 tuổi, Trần Nhật Duật đã được triều đình nhà Trần giao đặc trách những công việc về các dân tộc có liên quan.

Khi tiếp xúc với các sứ thần nhà Nguyên, ông vui vẻ, tự nhiên trò chuyện , khiến sứ Nguyên cho rằng Nhật Duật là người Hán sang làm quan bên Đại Việt.

Danh tướng Trần Hưng Đạo - Phần I I

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe


Danh tướng Trần Hưng Đạo - Phần II

NDLS do Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện

Nguồn


.

Danh tướng Trần Hưng Đạo - Phần I

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe


Danh tướng Trần Hưng Đạo - Phần I

NDLS do Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện

Nguồn


Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1232 - 1300) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông.


Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc, ­­­­­­­­huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông là năm 1228.

Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên - Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt ở kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên - Mông ra khỏi đất nước.

Tổng kết và ý nghĩa về 3 cuộc chiến chống quân Nguyên Mông của quân dân Đại Việt thời nhà Trần

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Tổng kết và ý nghĩa về

3 cuộc chiến chống quân Nguyên Mông của quân dân Đại Việt thời nhà Trần


Nguồn

NDLS do Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện

Cuộc Chiến lần thứ 3 của quân dân Đại Việt với Nguyên Mông - Phần II

Mời bấm vào tựa bài bên trên để nghe

Cuộc Chiến lần thứ 3 của quân dân Đại Việt với Nguyên Mông - Phần II

NDLS do Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện

Nguồn


Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần thứ 3 là cuộc chiến đấu diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam của quân dân Đại Việt đời nhà Trần, chống lại quân đội nhà Nguyên từ tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288


Trong trận chiến lần thứ ba, giữa quân Trần và quân Nguyên đã đụng độ dàn trải trên nhiều địa bàn ở hầu hết miền bắc Đại Việt. Quân Trần đã chủ động nhằm vào những điểm yếu của quân Nguyên để đánh tiêu hao lực lượng địch. Khi quân Nguyên tiến vào, quân Trần vẫn chủ động bố trí lực lượng chặn đánh địch trên nhiều tuyến.