Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2009

Nhà Lý - Văn Hoá, Nghệ Thuật, Kiến Trúc

Mời click vào tựa bài để nghe âm thanh hay click vào play để nghe trực tiếp

Get this widget | Track details | eSnips Social DNA


Ngược Dòng Lịch Sử

Bài 23 : Văn Hoá, Nghệ Thuật, Kiến Trúc Thời Nhà Lý

Hiền Vy và Nguyễn Phục Hưng thực hiện



Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng mà gây được một ấn tượng về khí phách phi thường: đó là tờ Chiếu dời đô, bài văn Lộ Bố và bài thơ Nam quốc sơn hà. Trong thời Lý thơ văn phát triển khá rầm rộ, có tới hàng trăm tác giả nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, lụt lội các sách vở đã bị hư hại nhiều, đặc biệt là chủ trương phá hủy văn hóa của nhà Minh thời kỳ đô hộ Đại Việt đã làm hầu hết chứng tích văn hóa thời này không còn. May mà một số văn bia các chùa còn lưu giữ các bài thơ, bài vịnh của thời này.
Tác phẩm đặc sắc thời này là Thiền Uyển Tập Anh, ghi lại hành trạng của 68 vị thiền sư, cùng 77 bài thơ, bài kệ. Một số tác giả thời này như thiền sư Viên Chiếu, thiền sư Không Lộ và Hoàng Thái hậu Ỷ Lan cũng được xếp trong hàng ngũ tác gia với bài kệ "Sắc không".

Nhà Lý chấm dứt,kéo dài 216 năm với 9 đời vua.

Năm 1226, một hoàng tử nhà Lý là Lý Long Tường (con vua Anh Tông) đi theo đường biển chạy sang nước Cao Ly, được vua nước này thu nhận và trở thành Hoa Sơn tướng quân nước Cao Ly. Sau này, Lý Long Tường trở thành ông tổ của một dòng họ Lý ngày nay tại Đại Hàn.

Câu chuyện di tản của Lý Long Tường cũng rất kỳ thú, ít người biết đến. Nhưng Lý Long Tường là người đóng một vai trò quan trong trong lịch sử nước Triều Tiên, tức Đại Hàn bây giờ ....

Không có nhận xét nào: